Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Apxe hậu môn là gì? Apxe được hình thành khi trong các mô mềm xung quanh ống hậu môn, trực tràng hoặc trong các khoảng cách giữa chúng bị nhiễm khuẩn có mủ cấp tính. 

bệnh apxe hậu môn

(Bệnh apxe hậu môn)

Trong đó, bệnh apxe hậu môn là bệnh không hiếm gặp và khá nguy hiểm, xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh rò hậu môn nguy hiểm. Apxe hậu môn có các dạng: apxe chậu hông trực tràng, apxe dưới da và niêm mạc, apxe giữa các cơ, apxe hố ngồi trực tràng.

Apxe hậu môn là một loại bệnh lý về hậu môn trực tràng, là tình trạng  các mô mềm xung quanh mống hậu môn và trực tràng bị sưng do nhiễm khuẩn có mủ cấp tính. Dấu hiệu apxe hậu môn điển hình bao gồm:

Dấu hiệu apxe hậu môn

(Dấu hiệu apxe hậu môn)

- Xuất hiện khối sưng tấy: Giai đoạn đầu người mắc apxe hậu môn sẽ thấy xuất hiện 1 khối sưng hoặc khối cứng nhỏ quanh hậu môn, gây cho người bệnh cảm giác căng tức, bức bí, khó chịu. Lâu dần các khối sưng này sẽ phát triển to lên sau đó tự vỡ.

- Đau nhức: Do apxe hậu môn gây sưng tấy, nên người bệnh cảm thấy đau đớn. Đặc biệt khi các khối sưng bị vỡ ra, lúc này người bệnh cảm thấy đau rát khủng khiếp, luôn trong tình trạng đứng không yên ngồi không xong.

- Chảy mủ: Các khối sưng phát triển to sẽ bị vỡ ra gây chảy mủ, ở giai đoạn nặng lượng mủ sẽ chảy nhiều hơn, mủ có mùi hôi, màu vàng và đặc. Vết thương bị chảy mủ rất khó liền và rất dễ tái phát.

- Ngứa: Do dịch mủ chảy ra khiến khu vực hậu môn luôn ẩm ướt, khiến vùng da quanh hậu môn bị ngứa ngáy.

- Triệu chứng toàn thân: Người mắc bệnh apxe hậu môn thường có dấu hiệu sốt có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao, nhiệt độ khi sốt khoảng 37 - 40C. Ngoài ra người bệnh thấy toàn thân khó chịu, mệt mỏi toàn thân, đại tiện ra máu, phân có dịch mủ nhầy kèm theo, ăn uống không ngon, môi khô, lưỡi bẩn, ngủ không ngon…Apxe quanh hậu môn nếu để lâu sẽ dẫn đến tác hại lớn, cần phải kịp thời đến các cơ sở y tế để chữa trị.

Nguyên nhân bị bệnh apxe hậu môn do Nhiễm trùng 

Những người thường xuyên phải đứng lâu, ngồi lâu, ít di chuyển (ví dụ: người lái xe, người lễ tân, nhân viên văn phòng, người béo phì…) thì càng dễ mắc bệnh apxe hậu môn hơn. Các nguyên nhân bị bệnh apxe hậu môn có thể kế đến như:

Nguyên nhân bị apxe hậu môn

(Nguyên nhân bị apxe hậu môn)

Xuất phát từ các bệnh lý như: bệnh trĩnứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn, viêm nang lông các tuyến mồ hôi tại vùng da xung quanh hậu môn… gây nên những tổn thương và nhiễm trùng ở vùng hậu môn, làm apxe hậu môn được hình thành.

Nguyên nhân nhiễm trùng thường gặp là nhiễm trùng ở ống tuyến hốc, từ đây nhiễm trùng có thể lan đi các nơi khác nhau. Nhiễm trùng có thể lan lên trên hoặc cả dưới ống hậu môn - trực tràng, lớp niêm mạc của ống hậu môn rồi lan đến lớp da của rìa hậu môn gây ra nhiều loại apxe khác nhau.

Ngoài ra, những bệnh như viêm loét đại tràng, thiếu máu, suy dinh dưỡng, cơ thể miễn dịch kém cũng có thể là nguyên nhân gây ra apxe hậu môn.

Chữa bệnh apxe hậu môn bằng phương pháp nào?

Apxe hậu môn là bệnh không thể tự khỏi. Bạn đã đi khám và được chỉ định phẫu thuật dẫn lưu mủ. Đây là phương pháp điều trị được dứt điểm bệnh này. Nếu đơn thuần sử dụng thuốc thì chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu viêm, làm giảm nhẹ các triệu chứng chứ không điều trị được triệt để.

Chữa bệnh apxe hậu môn

(Chữa bệnh apxe hậu môn)

Có hai trường hợp sau:

- Đối với apxe đơn thuần chưa bị rò hậu môn: Bác sỹ gây tê cho bệnh nhận, rạch một vết thương nhỏ ở trên vùng apxe, sau đó dẫn hết mủ ra bằng thiết bị chuyên dụng.

Apxe thông giữa ổ apxe và rò hậu môn phức tạp hơn. Sau khi cắt bỏ apxe, tiếp tục khám và cắt bỏ đường rò, cắt bỏ lớp da và các tổ chức dưới da một cách hợp lý, hơi cắt bớt các mô xung quanh lỗ rò bên trong, làm thông dẫn lưu. Phẫu thuật này phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách. Không được làm tổn thương cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tự chủ.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân ở lại điều trị thêm 5-7 ngày đợi vết mổ lành thì xuất viện. Những bệnh nhân nguy cơ nhiễm trùng cao (người suy giảm miễn dịch, tiểu đường…) cần phải dùng thêm kháng sinh đường toàn thân. Nếu không vẫn phải uống kháng sinh từ 3 – 5 ngày.Trong thời gian này, cần thay băng gạc thường xuyên, tránh dịch tiết lan ra xung quanh, ngâm hậu môn hàng ngày với nước ấm pha povidone-iodine…theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa điều trị.

Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, bạn cũng cần chú ý giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, nhiều chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tái phát.

Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín để thực hiện phẫu thuật và chữa bệnh apxe hậu môn triệt để  tránh rủi ro phẫu thuật làm không chính xác dễ tạo điều kiện cho bệnh tái phát những lần sau.