Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Bệnh Polyp hậu môn là một chứng bệnh phổ biến và rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác (Bệnh trĩ, sa hậu môn trực tràng, lồng ruột...) do có triệu chứng giống nhau. Bệnh Polyp hậu môn là một loại u lành tính, nếu không phát hiện để chữa kịp thời sẽ thành ác tính, nguy hại đến sức khỏe bệnh nhân. Trẻ em cũng là một đối tượng dễ mắc bệnh polyp hậu môn.

Bệnh polyp hậu môn

(Bệnh polyp hậu môn)

Polyp cũng là nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa thấp thường gặp ở trẻ em. Hệ lụy lớn nhất của bệnh này là ung thư hậu môn. Có 3 dạng polyp hậu môn :Loại polyp dạng viêm và lành tính chiếm (80%), polyp bạch huyết (15%) và polyb dạng u tuyến.

Dấu hiệu bệnh polyp hậu môn

 

(Dấu hiệu bệnh polyp hậu môn)

Dấu hiệu bệnh polyp hậu môn là gì? Bệnh polyp có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ nội. Do đó, khi có những biểu hiện như sau, người bệnh phải đi thăm khám luôn để có chuẩn đoán chính xác:

- Máu kèm theo phân khi đi đại tiện nhưng không có cảm giác đau đớn. Máu kèm theo không nhiều, màu đỏ tươi, không nhỏ thành giọt như rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

- Nếu polyp bị viêm nhiễm thì trong phân còn lẫn dịch nhầy.

- Khi polyp sa xuống thì người bệnh phải rặn mạnh mới đại tiện được, rất dễ nhầm với táo bón. Lúc này đại tiện sẽ ra máu nhiều hơn.  Polyp sa xuống khiến cho niêm mạc bị thả lỏng và trực tràng cũng ảnh hưởng theo. Polyp có thể sa ra ngoài hậu môn và sờ thấy được.

- Đau, khó chịu: cảm giác này sẽ xuất hiện khi đường ruột bị kích thích do polyp bị kéo theo trong khi ruột hoạt động. Người bệnh thấy đau ở vùng bụng, kèm theo dấu hiệu đại tiện ra máu là cảm giác khó đi ngoài, bí và nặng như có dị vật ở hậu môn.

- Biểu hiện toàn thân: khi bệnh kèo dài không được chữa trị sẽ làm cơ thể suy nhược, thiếu máu, chân tay mệt mỏi.

Polyp là một trong những nguyên nhân ung thư đại trực tràng. Những khối u càng lớn càng có nguy cơ ác tính cao hơn. Polyp ác tính cần được phẫu thuật qua nội soi vùng bụng hoặc mổ bụng phẫu thuật khá phức tạp. Sau đó bệnh nhân được kiểm tra định kỳ để theo dõi sẹp phẫu thuật cắt polyp, chắc chắn rằng tế bào ung thư không còn nữa. Polyp lành tính và có kích thước nhỏ nên điều trị cắt bỏ nội soi để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và sự phát triển của khối u.

Do những biến chứng có thể xảy ra khó có thể lường trước nên cách tốt là nên thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ. Nên chứ ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thói quen đại tiện, thói quen vệ sinh để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Nếu có những dấu hiệu của bệnh polyp hậu môn, hãy nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Càng điều trị sớm và đúng phác đồ thì hiệu quả càng cao.

Nguyên nhân mắc bệnh polyp hậu môn

(Nguyên nhân mắc bệnh polyp hậu môn)

 

Nguyên nhân polyp hậu môn

Do yếu tố di truyền : Nguyên nhân gây polyp hậu môn có thể xuất phát từ yếu tố di truyền từ các yếu tố như di truyền hay biến dị gen.

Do bị apxe hậu môn: Nếu bị apxe hậu môn mà không chữa trị sẽ làm mủ ở vùng bị apxe chảy vào bên trong, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm, hình thành Polyp hậu môn.

Do hậu môn bị tổn thương: Nếu hậu môn bị tổn thương ( tổn thương do vệ sinh không đúng cách, táo bón lâu ngày, quan hệ tình dục thô bạo qua đường hậu môn…) sẽ gây viêm nhiễm, sung huyết… nếu không được điều trị sẽ tạo thành polyp hậu môn.

Do trực tràng bị chèn ép: Tình trạng viêm nhiễm hậu môn sẽ xảy ra nếu như trực tràng bị chèn ép, nếu không điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm nặng hơn sẽ hình thành polyp hậu môn.

Do tắc tĩnh mạch: Khi tĩnh mạch bị tắc sẽ làm cho các tĩnh mạch hậu môn không lưu thông ngược trở lại được, dẫn đến tình trạng thiếu máu ở các bộ phận bên dưới làm bệnh khó lành.

- Do ống hậu môn bị cong hoặc hẹp: Nếu hậu môn bị cong hay hẹp, khiến cho các chất thải không được bài tiết hết ra ngoài, làm các chất thải bị tích tụ, gây ra tình trạng viêm nhiễm ngược khiến cho polyp không thể lành  được.

Do vi khuẩn lao: Nhiễm khuẩn lao sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm hậu môn từ đó tạo thành bệnh apxe, nếu không điều trị sớm sẽ tạo thành polyp hậu môn.

Do ăn uống không khoa học: Ăn uống không khoa học, ăn uống bừa bãi, ăn nhiều đồ ăn có chứa vi khuẩn và axit cholic cùng lúc sẽ dẫn đến polyp hậu môn tính u tuyến.

Điều trị polyp hậu môn cần tìm ra nguyên nhân mắc bệnh polyp hậu môn để không sảy ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe nên bạn hãy nhanh chóng thu xếp thời gian để đi điều trị bệnh. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Chữa bệnh polyp hậu môn

(Chữa bệnh polyp hậu môn)

Chữa bệnh polyp hậu môn như thế nào

Khi tới thăm khám tại cơ sở y tế, để chuẩn đoán chính xác bệnh polyp hậu môn, bạn sẽ được bác sỹ thực hiện những xét nghiệm như kiểm tra trực tràng, nội soi đại trực tràng. Vị trí polyp sẽ được xác định rõ ràng.

Chữa bệnh polyp hậu môn không khó, chủ yếu là điều trị càng sớm thì hiệu quả cao hơn. Để loại bỏ polyp, bác sỹ sỹ tùy thuộc vào độ lớn của nó để áp dụng kỹ thuật phù hợp.

Đối với polyp kích thước nhỏ, mọc đơn giản thì có thể cắt bỏ nội soi trực tiếp khi nội soi hậu môn trực tràng.

Nếu polyp có kích thước lớn và cách hậu môn dưới 10cm thì có thể cắt bỏ qua đường hậu môn. Nằm xa hậu môn hơn thì nên cắt bỏ qua đường bụng. Ngược lại, nếu polyp nằm sát hậu môn thì có khả năng phải cắt bỏ cả hậu môn.

Đối với polyp to, cuống ngắn thì việc cắt nọi soi cần độ chính xác rất cao.

Polyp ác tính: cần sự phối hợp giữa bác sĩ nội soi và bác sĩ phẫu thuật nội soi ổ bụng nhằm cắt bỏ tận gốc polyp đó. Polyp lành tính thì đơn giản hơn, sau khi cắt bỏ, bệnh nhân chỉ cần khám định kỳ để theo dõi mức độ phục hồi của sẹo cắt.