Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Đi ngoài ra máu tươi không đau là bệnh gì? Khắc phục thế nào?

Điểm trung bình: 9.4 / 10 ( 17 lượt đánh giá )

Đi ngoài ra máu không đau là hiện tượng rất phổ biến, tuy nhiên do không có cảm giác đau đớn khi đại tiện nên nhiều người không phát hiện sớm triệu chứng bất thường này. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể như bệnh trĩ, nứt hậu môn, viêm đại tràng... Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng bác sĩ phòng khám trĩ Thái Hà tham khảo thông tin trong bài viết chia sẻ dưới đây.

Đi ngoài ra máu không đau

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau không phải là một bệnh hiếm gặp. Chính bởi không gây ra đau đớn hay bất kỳ khó chịu nào nên người bệnh thường rất chủ quan và bỏ qua các thủ phạm – bệnh hậu môn trực tràng nguy hiểm như trĩ, viêm, nứt kẽ hậu môn càng được đà chuyển biến phức tạp và dễ xảy ra biến chứng. Vậy hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu không đau dấu hiệu bệnh trĩ

Các bệnh nhân bị bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu thường thấy máu xuất hiện trên giấy vệ sinh nhưng lại không hề thấy đau đớn hay bất kì một khó chịu nào.

Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường rất dễ chữa trị và xử lý nhưng về sau bệnh sẽ chuyển biến phức tạp, những búi trĩ có thể sa hẳn ra ngoài hậu môn, gây nghẹt, tắc hậu môn và rối loạn chức năng đại tiện của người bệnh. Thêm nữa, bệnh trĩ cũng có thể biến chứng thành ung thư hậu môn, trực tràng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng vì vậy tuyệt đối không được chủ quan.

Bệnh polyp trực tràng,đại tràng

Các polyp nằm trong ống trực tràng và hình thành do sự tăng sinh qua sinh quá mức của lớp niêm mạc khu vực này từ đó chèn ép và cản trở sự di chuyển của phân ra ngoài.

Ở giai đoạn đầu mắc bệnh thì người bệnh cũng phải đối mặt với tình trạng đại tiện ra máu nhưng không đau. Nhưng càng về sau, các khối polyp càng gia tăng kích thước và gây đến những đau đớn liên hồi, khó chịu. Thậm chí các khối polyp còn có khả năng sa ra ngoài ống hậu môn y hệt như những búi trĩ nếu vị trí xuất hiện polyp ở ngay gần cửa hậu môn.

Viêm loét đại trực tràng

Những quốc gia châu Á rất thường xuyên gặp phải căn bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu. Mặc dù các nguyên nhân gây ra bệnh chưa rõ ràng nhưng ở giai đoạn đầu căn bệnh này cũng khiến người mắc phải đi ngoài ra máu, bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày kèm theo các dấu hiệu sốt nóng vô cùng khó chịu.

Viêm loét đại trực tràng nếu không xử lý kịp thời có thể gây đến nhiều biến chứng như hẹp đại tràng, mất máu nhiều và gây đau đớn nghiêm trọng, viêm bể thận và sỏi thận cũng như nguy cơ bị ung thư.

Bệnh nứt kẽ hậu môn

Khi bệnh ở giai đoạn đầu các vết nứt kẽ hậu môn gây rỉ máu khiến lẫn máu trong phân và người bệnh cũng không hề cảm thấy bất kỳ một đau đớn, khó chịu nào trong thời điểm đó. Nhưng càng về sau, khi các vết nứt mở to hơn và bắt đầu viêm nhiễm do vi khuẩn từ phân xâm nhập vào sẽ gây ra đau rát liên hồi, chảy máu liên tục, khó khăn hơn khi điều trị

Các bệnh khác

Những ai bị rối loạn động máu, bệnh máu trắng hoặc bị một số bệnh truyền nhiễm cũng có nguy cơ bị đi ngoài ra máu nhưng không hề đau đớn.

Đi ngoài ra máu nhưng không đau đều do những bệnh lý nguy hiểm gây ra vì vậy bạn tuyệt đối không được chủ quan xem nhẹ mà phải đi gặp bác sĩ điều trị ngay khi có dấu hiệu lạ. Lưu ý chọn các cơ sở y tế uy tín để bệnh chữa khỏi hoàn toàn với mức chi phí hợp lý.

Để giảm tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không đau cần làm gì

Như vậy hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không đau có thể là dấu hiệu nhận biết những bệnh lý nguy hiểm, mọi người không nên chủ quan cần nhanh chóng hiểu rõ nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời. Để phòng tránh và giảm tình trạng bệnh bạn có thể thực hiện một số lưu lý:

Thêm nhiều chất xơ: Như ngũ cốc nguyên hạt hoặc lúa mì, rau, trái cây (như dứa và quả mâm xôi) và thực phẩm ít chất béo là cách tuyệt vời để giữ hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Nó cũng sẽ giúp ngăn ngừa chứng táo bón, nứt hậu môn, bệnh trĩ, ung thư ruột kết và các vấn đề về tiêu hóa khác – những vấn đề mà có thể góp phần gây ra bệnh.

Kiểm soát lượng cồn của bạn: Uống quá nhiều rượu, bia sẽ chỉ gây trào ngược dạ dày - thực quản từ đó gây kích ứng hoặc có thể làm hỏng niêm mạc thực quản. Các tổn thương nói trên thậm chí có thể lây lan sang cả niêm mạc của dạ dày. Chính những kích thích trên niêm mạc của thực quản và dạ dày, các mạch máu nhỏ có thể dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu.

Uống nhiều nước để tránh mất nước: Táo bón là một trong những dấu hiệu chính của mất nước. Táo bón kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm ở hậu môn trực tràng, chúng cũng có thể gây đại tiện ra máu. Chính vì thế, cách tốt để ngăn ngừa điều này là hãy uống ít 6 đến 8 ly nước mỗi ngày.

Từ bỏ hút thuốc: Hút thuốc làm giảm sản xuất cacbonat axit trong dạ dày - một chất thiết yếu vô hiệu hóa axit dạ dày. Khi sản xuất chất này giảm, nó sẽ làm tăng độ chua của dạ dày dẫn đến kích ứng và loét. Hút thuốc lá cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của hệ thống miễn dịch từ đó khiến bạn dễ bị nhiễm trùng vi khuẩn hơn chẳng hạn như nhiễm Helicobacter pylori – loại vi khuẩn gây loét dạ dày.

Giữ tâm lý luôn thoải mái: Trong một số trường hợp, đi ngoài ra máu nhưng không đau có liên quan đến căng thẳng. Ăn không ngon miệng là một trong những dấu hiệu của một cá nhân bị căng thẳng. Do đó, sự hoạt động bình thường của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng từ đó dẫn đến sự gia tăng độ chua của dạ dày. Lượng axit tới tá tràng (phần ruột non) cũng sẽ cao hơn mức bình thường. Điều này sẽ dẫn đến kích ứng dạ dày và ruột và loét có thể dẫn đến phân đẫm máu.

Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn về chứng đi cầu ra máu, đi ngoài ra máu nhưng không đau vui lòng nhấp chuột vào khung tư vấn ngay bên dưới để nhận được lời giải đáp trực tiếp từ phía phòng khám đa khoa Thái Hà.

Bác sĩ tư vấn