Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn gây ra nhiều đau đớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Điểm trung bình: 8.6 / 10 ( 35 lượt đánh giá )

Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn

Chào bác sĩ, năm nay cháu 22 tuổi, khoảng 1 tháng nay khi đại tiện cháu thường có cảm giác hậu môn bị nứt, rách ra, gây đau nhói, rát và chảy máu. Mỗi lần bị như vậy cháu rất sợ đi đại tiện, nên cháu thường cố gắng nhịn để cho vết nứt ấy lành lại. Cháu có kể các triệu chứng trên cho cô cháu nghe thì cô cháu bảo cháu bị bệnh nứt kẽ hậu môn. Xin bác sĩ cho cháu biết nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn là gì để cháu có thể phòng tránh được bệnh ạ. Cháu xin cảm ơn bác sĩ.

Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn

(Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn)

                                                                         ( Ngọc, Hà Nội )

Trả lời

Viêm nứt kẽ hậu môn là tình trạng ống hậu môn bị viêm nhiễm, gây ra các vết nứt ở hậu môn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Nguyên nhân bao gồm:

Táo bón kinh niên: Táo bón khiến việc đại tiện gặp rất nhiều khó khăn, do phân rắn và cứng nên người bệnh phải dùng nhiều sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Việc rặn mạnh gây áp lực cho hậu môn.

Ăn uống không khoa học: Ăn nhiều thịt, không ăn hoặc ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ nóng, uống không đủ nước sẽ gây ra táo bón.

Thói quen đại tiện: Các thói quen xấu khi đại tiện như ngồi đại tiện quá lâu, rặn mạnh khi đại tiện, ngồi xổm…sẽ gây áp lực cho hậu môn.

Vệ sinh: Sau khi đại tiện nếu không vệ sinh sạch sẽ hậu môn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm.

Qua thông tin ít ỏi mà cháu cung cấp thì chúng tôi không biết được nguyên nhân gây bện nứt kẽ hậu môn của cháu xuất phát từ đâu. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn, cháu cần:

Điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ, trái cây và các thực phẩm có chứa chất xơ. Cháu cũng nên chú ý các thực phẩm giúp nhuận tràng và có lợi cho đường tiêu hóa như khoai lang, sữa chua…để giúp đi ngoài được dễ dàng. Ngoài ra, cháu (nếu có) phải hạn chế rượu bia, thuốc lá, đồ cay nóng và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Cháu nên vận động cơ thể thường xuyên bằng cách tập thể dục nhằm giúp tăng nhu động ruột.

Cháu cũng nên ngâm hậu môn với nước ấm trong 15 – 30 phút với tầm suất 2 – 3 lần/ ngày, đặc biệt là sau khi đại tiện, vì việc ngâm hậu môn vào nước ấm sẽ giúp giảm đau và ngứa.

Tránh rặn, ngồi lâu khi đại tiện vì rặn sẽ tăng áp lực lên hậu môn, làm rách lại vết nứt cũ đang lành hoặc gây ra vết nứt mới.

Cháu có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh ở trên để điều trị, tuy nhiên các biện pháp phòng tránh thường chỉ hiệu quả với những người chưa hoặc bị nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ.

Vì vậy, nếu áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, cháu hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để điều trị bệnh, tránh để bệnh kéo dài vì bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Chúc cháu sớm khỏi bệnh.

Trên đây là tư vấn về nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn của các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại phòng khám đa khoa Thái Hà. Nếu như còn có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể nhập chuột vào khung tư vấn để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp. Hoặc có thể đến trực tiêp địa chỉ: Phòng khám đa khoa Thái Hà- Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

Bác sĩ tư vấn