Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Nguyên nhân và Phòng ngừa đại tiện khó (Táo Bón)

Có rất nhiều người bị bệnh đại tiện khó nhưng thiếu những hiểu biết định về bệnh đã vô tình khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, nguy hiểm hơn.

Điểm trung bình: 8.4 / 10 ( 54 lượt đánh giá )

Tìm hiểu về bệnh đại tiện khó (Táo Bón)

Có rất nhiều người bị bệnh đại tiện khó ( Táo Bón ) nhưng thiếu những hiểu biết định về bệnh đã vô tình khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, nguy hiểm hơn. Hiểu được điều này, phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ cung cấp những thông tin hữu ích một cách tổng quan để giúp các bạn bị đại tiện khó có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

  • Đại tiện khó kéo dài dẫn đến bệnh trĩ

Đại tiện khó (Táo Bón) là gì?

Đại tiện khó hay còn gọi là táo bón, là một trong những hiện tượng thường gặp về các bệnh có liên quan tới hậu môn và trực tràng. Được coi là hiện tượng bất thường trong quá trình tiêu hóa khi phân khó đầy ra ngoài.

Người bệnh bị đại tiện khó có có biểu hiện: rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện; số lần đi đại tiện không ít và tần suất không giảm; căng thẳng mỗi khi đi đại tiện; có thể bị chảy máu hậu môn; đau rát hậu môn và đi ngoài ra máu; căng tức bụng dưới, căng tức hậu môn, buồn nôn, chán ăn, ngủ không ngon giấc.

Tìm hiểu về bệnh đại tiện khó

(Tìm hiểu về bệnh đại tiện khó)

Nguyên nhân gây bệnh đại tiện khó

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh đại tiện khó, bao gồm: trở ngại trong hệ thống tiêu hóa; các bệnh đại tràng; yếu tố tinh thần; ảnh hưởng của thuốc.

Trở ngại trong hệ thống tiêu hóa: Do ảnh hưởng của các bệnh như u đường ruột lành tính hoặc ác tính, hẹp đường ruột, co thắt hẹp trực tràng, dính ruột, tắc ruột hoặc u to trong ổ bụng, mang thai, … gây hẹp hoặc áp lực lên đường ruột làm cản trở sự di chuyển của phân khiến phân ở lại đường ruột lâu ngày gây đại tiện khó.

Các bệnh về đại tràng: Bao gồm các bệnh như viêm túi thừa đại tràng, viêm kết tràng, bệnh kết tràng bẩm sinh. Chúng khiến cho đại tràng bị co thắt, vận động bất thường, phân không đi qua được gây bệnh đại tiện khó. Ngoài ra, còn có các bệnh như u ung thư trực tràng, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, sa hậu môn, bệnh trĩ, … làm thu nhỏ trực tràng gây đại tiện khó.

Yếu tố tinh thần: Yếu tố tinh thần không chỉ gây ra bệnh đại tiện khó, mà còn gây ra rất nhiều bệnh khác. Những yếu tố tinh thần tiêu cực như áp lực cuộc sống, công việc, quan hệ xã hội căng thẳng, lo âu … khiến cho hệ thần kinh phải chịu nhiều kích thích làm mất cảm giác buồn đi đại tiện gây đại tiện khó.

Ảnh hưởng của thuốc: Bạn có thể mắc bệnh đại tiện khó do ảnh hưởng của thuốc. Các loại thuốc có chứa canxi cacbonat, atropine, morphin và trúng độc của các kim loại như chì, asen, phot pho, thủy ngân đều có thể gây bệnh đại tiện khó. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng gây bệnh đại tiện khó do chúng làm giảm sức căng của các tế bào cảm thụ ở thần kinh đường ruột, dù đã có đủ lượng phân nhưng vẫn không thể sản sinh được nhu động ruột bình thường và phản xạ đùn phân.

Triệu chứng của bệnh đại tiện khó

Người mắc bệnh đại tiện khó có các triệu chứng:

Khó đẩy phân ra ngoài cơ thể, dù phân không khô cứng.

Mỗi lần đi vệ sinh phải dùng sức rặn nhiều.

Số lượng đi đại tiện không ít và tần suất không giảm.

Người bệnh căng thẳng trong mỗi lần đi đại tiện.

Có thể thấy chảy máu và đau rát do phải rặn nhiều.

Căng bụng dưới, căng tức hậu môn, chán ăn, buồn nôn, ngủ không ngon giấc.

Các triệu chứng trên có ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động sinh hoạt của người bệnh, khiến họ cảm thấy khó chịu, đau đớn và mệt mỏi.

Phòng ngừa bệnh đại tiện khó

Để ngăn phòng ngừa bệnh đại tiện khó, bạn cần chú ý tới: chế độ dinh dưỡng; tạo lập thói quen đi đại tiện đúng giờ; rèn luyện thể dục thể thao; không dùng các loại thuốc gây táo bón.

 Chế độ dinh dưỡng: Bạn nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bảo vệ sức khỏe. Vậy thế nào là một chế độ ăn uống bảo vệ sức khỏe? Chế độ dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe là một chế độ ăn nhiều chất xơ, rau củ và quả chín.

Tạo lập thói quen đi đại tiện đúng giờ: Với mỗi một cơ thể khác nhau lại có thói quen sinh hoạt khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần căn cứ vào thể trạng cơ thể để thiết lập thói quen đi đại tiện cho hợp lý. Không nên  nhịn đi đại tiện quá lâu, vì sẽ khiến cho phản xạ đi đại tiện giảm sút dẫn tới táo bón.

Rèn luyện thể dục thể thao: Tích cực rèn luyện thể dục thể thao sẽ thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột. Bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục thường xuyên để tăng cường lực các cơ xung quanh hậu môn và vùng bụng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa giúp cho qua trình đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

Không dùng các loại thuốc gây táo bón: Các loại thuốc gây táo bón sẽ làm hạn chế hoạt động của nhu động ruột, giảm lượng nước trong ruột, làm hỏng quần thể vi khuẩn bên trong đường ruột. Cho nên khi bạn bị bệnh đại tiện khó, tuyệt đối không dùng chúng để tránh bệnh đại tiện khó nặng thêm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh đại tiện khó. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có liên quan thì hãy nhấp chuột vào khung tư vấn bên dưới để được bác sĩ tư vấn phòng khám Thái Hà giải đáp thắc mắc nhanh chóng.

Bác sĩ tư vấn