Có tới 90% phụ nữ khi mang thai bị táo bón với nhiều mức độ khác nhau. Người bị nhẹ có thể giải quyết vấn đề bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, nặng hơn một chút có thể sử dụng ống thụt.
Chia sẻ cách chữa táo bón ở phụ nữ khi mang thai
Có tới 90% phụ nữ khi mang thai bị táo bón với nhiều mức độ khác nhau. Người bị nhẹ có thể giải quyết vấn đề bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, nặng hơn một chút có thể sử dụng ống thụt. Vậy khi thai nhi lớn, người mẹ không thể sử dụng ống thụt nữa thì sao? Mời chị em tìm hiểu câu trả lời trong bài chia sẻ của các chuyên gia sản khoa dưới đây.
(Chữa táo bón ở phụ nữ khi mang thai)
Tìm hiểu lý do vì sao chị em bị táo bón khi mang thai?
Táo bón ở bà bầu là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý. Đây là triệu chứng bình thường trong giai đoạn thai kỳ, kết quả của lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc do các bệnh khác. Cụ thể, táo bón tahi kỳ do:
Sự xuất hiện và gia tằng của hoormone Progesterone (Nội tiết tố này đóng vai trò trong việc làm dịu các dây chằng để chuẩn bị cho sinh nở.
Cơ thể bị mất nước do chế độ ăn uống hay hiện tượng nôn ói.
Sự phát triển của thai nhi đè lên ruột khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn.
Sử dụng các thức ăn làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón như sữa, chế phẩm từ sữa hay thịt đỏ.
Việc bổ sung nhiều sắt cũng có thể dẫn đến táo bón.
Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiều chị em hoang mang, lo sợ táo bón có thể ảnh hưởng tới thai nhi hoặc ảnh hưởng tới quá trình sinh nở sau này. Nhưng trên thực tế không phải vậy. Táo bón ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, chị em khó ngồi, thường xuyên bị đau hoặc nhức nhối vùng hậu môn nên tâm lý cũng theo đó mà thay đổi, khó tính và dễ cáu gắt hơn.
Các đức ông chồng cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề này nhé!
Cách trị táo bón ở phụ nữ mang thai như thế nào là hiệu quả?
Để khắc phục tình trạng táo bón nặng khi mang thai thì chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
Bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn như các loại rau xanh, trái cây tươi: rau diếp, bông cải xanh, xà lách, cà rốt, bí đỏ, khoai lang và ngô, quả như mâm xôi, dâu tây, nam việt quất và việt quất; Ngũ cốc ăn sáng, đặc biệt là loại có cám chưa qua chế biến và yến mạch. Tránh ăn các loại ngũ cốc đã được bóp vụn, hấp hay nướng. Những thực phẩm được sơ chế quá kỹ so với tình trạng ban đầu của chúng. Bởi vì, càng tác động, chế biến nhiều trong quá trình chuẩn bị sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu; Nên ăn thực phẩm tươi sống khi có thể và phải vệ sinh thực phẩm cẩn thận trước sử dụng; Trái cây sấy khô và các loại hạt đặc biệt là hạnh nhân, quả hạch Brazil, nho, mơ và mận cũng rất tốt cho phụ nữ khi mang thai.
Tránh bị căng thẳng và ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, nghiêm cấm bỏ qua các tín hiệu cơ thể của bạn giục đi vệ sinh.
Việc điều trị táo bón khi mang thai bằng thuốc nhuận tràng cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Nghiêm cấm việc tự ý mua thuốc. Theo khuyến cáo: thuốc nhuận tràng có thể gây nguy hiểm khi mang thai, khi tác động mạnh còn có thể dẫn đến sinh non.
Táo bón khi mang thai có thể phát triển thành bệnh trĩ. Chúng có thể gây ra đau đớn và khó chịu thực sự cho người phụ nữ sau khi sinh con. Vì vậy mà chị em cần phải thấy rõ những lợi ích trong việc duy trì thói quen đi vệ sinh thường xuyên và thoải mái để từ đó thực hiện nó tốt hơn.