Sau đây các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại phòng khám sẽ giúp các bạn phân biệt bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại để các bạn có hướng chữa bệnh trĩ phù hợp và hiệu quả.
Phân biệt bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ( trĩ nội và trĩ ngoại) có những biểu hiện khá giống nhau, do đó việc phân biệt bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại chính xác là việc vô cùng quan trọng để có thể chữa được bệnh hiệu quả. Sau đây các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giúp các bạn phân biệt bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại để các bạn có hướng chữa bệnh trĩ phù hợp và hiệu quả nếu không may bị mắc phải bệnh trĩ.
Bệnh trĩ nội
(Bệnh trĩ nội)
- Vị trí của bệnh trĩ nội: Xuất phát ở phía bên trên đường lược
- Đặc điểm của bệnh trĩ nội: Bề mặt búi trĩ chính là lớp niêm mạc của ống hậu môn, không có dây thần kinh cảm giác .
- Biểu hiện của bệnh trĩ nội: Chảy máu, sa trĩ, ngứa ngáy và khó chịu khi búi trĩ bị sa ra ngoài.
- Phân loại trĩ nội: Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:
- Bệnh trĩ nội cấp độ 1: Lúc này bệnh trĩ nội mới được hình thành, búi trĩ nội vẫn còn rất nhỏ nên vẫn nằm bên trong hậu môn, do đó rất khố phát hiện ra bệnh. Ở cấp độ 1, trĩ nội rất ít biểu hiện trong đó hiện tượng chảy máu là biểu hiện chính. Người bệnh có thể phát hiện ra máu tươi dính ở giấy vệ sinh hoặc dính ở phân. Nếu phát hiện bệnh trĩ nội ở giai đoạn này, việc chữa trị bệnh vô cùng đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh lại không phát hiện ra bệnh ở giai đoạn nay, một số có phát hiện ra triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu) nhưng lại chủ quan hoặc ngại đi khám, bỏ qua “ giai đoạn vàng” chữa trị bệnh. Đến khi bệnh trở nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì mới “ tá hỏa” đi chữa trị.
- Bệnh trĩ nội cấp độ 2: Lúc này kích thước búi trĩ đã phát triển to hơn, do đó búi trĩ nội sẽ sa xuống thấp hơn. Khi đi đại tiện, búi trĩ nội sẽ bị sa ra ngoài nhưng vẫn có thể tự co lên được.
- Bệnh trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ nội bị sa ra ngoài khi đại tiện, ngồi xởm lâu hay đi lại nhiều do kích thước búi trĩ đã khá lớn. Ở độ 3, búi trĩ không thể tự co lên được mà người bệnh phải dùng tay đẩy mới lên được.
- Bệnh trĩ nội cấp độ 4: Do ở giai đoạn cuối cùng nên kích thước búi trĩ lúc này rất to, búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài. Dù người bệnh có dùng tay đẩy lên thì búi trĩ cũng sẽ tự tụt xuống ngay sau đó. Nếu không được điều trị kịp thời ở giai đoạn này, búi trĩ có thể bị thắt nghẹt, có thể dẫn đến hoại tử.
Bệnh trĩ ngoại
(Bệnh trĩ ngoại)
- Vị trí của bệnh trĩ ngoại: Xuất phát ở phía bên dưới đường lược.
- Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại: Bề mặt búi trĩ là lớp biểu mô lát tầng, có chứa dây thần kinh cảm giác.
- Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại: Chảy máu, ngứa, đau rát hậu môn khi đại tiện, cộm, xuất hiện các búi trĩ ngoằn ngoèo ở ngoài hậu môn ( viền hậu môn).
- Các búi trĩ ngoại càng để lâu thì kích thước càng phát triển to, sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽ, viêm nhiễm từ đó gây đau đớn và khó chịu nhiều hơn cho người bệnh.
Cho dù bị bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại thì người bệnh cũng cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị bệnh vì bệnh trĩ nói chung, ngoài việc gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hoại tử, nhiễm trùng, ung thư đại- trực tràng…
Bên cạnh việc đi chữa trị, người bệnh cũng cần ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để tránh bị táo bón ( nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ), không ngồi hay đứng lâu một chỗ, không làm việc quá sức, vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày…để làm giảm tình trạng bệnh cũng như hỗ trợ việc chữa trị bệnh để có thể đạt được kết quả chữa trị cao.
Trên đây là thông tin cơ bản giúp người bệnh phân biệt bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề phân biệt sự khác nhau giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, vui lòng liên hệ đến SĐT: 0365 115 116 hoặc chọn mục “ Bác sĩ tư vấn” trên website để được tư vấn trực tiếp.