Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nhưng dân văn phòng, hoặc những người làm công việc khác do yêu cầu công việc mà họ phải đứng hoặc ngồi quá lâu đều có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ do đứng và ngồi quá lâu
Chào bác sĩ!. Tôi năm nay 23 tuổi, mới tốt nghiệp đại học về hành chính văn phòng. Tôi nghe mọi người đi trước nói rằng: dân văn phòng đa số đều mắc bệnh trĩ do ngồi đứng quá lâu trong thời gian dài. Ngoài ra, đứng quá lâu cũng có thể gây bệnh trĩ. Bệnh trĩ gây nên những đau đớn cho người bệnh, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt. Điều này khiến tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao người ta lại mắc bệnh trĩ do đứng và ngồi quá lâu? Và tôi cần làm gì để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ. Tôi xin cảm ơn! (chị Nguyễn Thị Mai, Hà Đông, Hà Nội).
(Mắc bệnh trĩ do đứng và ngồi quá lâu)
Chào bạn Mai!
Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thái Hà cảm ơn sự tín nhiệm của bạn dành cho phòng khám, sau đây phòng khám xin trả lời những câu hỏi của bạn:
Bệnh trĩ hình thành do sự dãn nở quá mức của các mạch máu, tĩnh mạch ở trĩ. Bệnh trĩ rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nhưng dân văn phòng, hoặc những người làm công việc khác do yêu cầu công việc mà họ phải đứng hoặc ngồi quá lâu đều có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có những ảnh hưởng rất lớn đến công suất làm việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn quyết định chọn công việc văn phòng thì nên lường trước nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.
Tại sao đứng hoặc ngồi quá lâu có thể gây bệnh trĩ
Bệnh trĩ do rất nhiều nguyên nhân gây nên: táo bón lâu ngày không được điều trị dứt điểm; thoái hóa, nhão cơ thắt hậu môn (thường gặp ở người già); mang thai và sinh nở; chèn ép gây áp lực lên hậu môn; di truyền,… Trong đó có nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ là đứng và ngồi quá lâu gây áp lực, chèn ép lên hậu môn.
Bạn có thể mắc bệnh trĩ do đứng và ngồi quá lâu, bởi vì: Khi bạn đứng và ngồi quá lâu sẽ khiến cho hậu môn chịu áp lực lớn của cả cơ thể, máu không được lưu thông đều khắp cơ thể dẫn tới bệnh trĩ.
Đã từng có nghiên cứu về áp lực tĩnh mạch trĩ đã chỉ ra rằng: Áp lực tĩnh mạch trĩ ở tư thế nằm là 25cm H2O, tỷ lệ này sẽ tăng vọt lên tới 75cm H20 khi ở tư thế đứng hoặc ngồi.
Hơn nữa, khi bạn đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ khiến cho khung xương chuậ và hậu môn phải chịu một áp lực rất lớn vì nó phải đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Lâu dần khiến cho tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn, sưng lên tạo thành búi trĩ. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng những người đứng và ngồi quá lâu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ hơn người bình thường gấp 20 lần.
Tắc hại của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể gây ra những đau đớn, khó khăn, trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt, công việc của bạn: gây khó khăn trong di chuyển, đi đại tiện; gây ra tình trạng thiếu máu; viêm nhiễm hậu môn; giảm ham muốn tình dục; ung thư trực tràng.
Khó khăn trong di chuyển, đi đại tiện: Bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi đi lại và đi đại tiện do các búi trĩ gây vướng víu, đau đớn hơn mỗi khi bạn di chuyển hay đi đại tiện.
Gây ra tình trạng thiếu máu: Do đi ngoài ra máu. Đây là một biểu hiện của bệnh trĩ ở giai đoạn nặng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
Viêm nhiễm hậu môn: Các búi trĩ sẽ bị đẩy ra ngoài hậu môn ở giai đoạn đầu (trĩ ngoại cấp độ 1) gây cảm giác ngứa ngáy. Các búi trĩ này rất dễ bị trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Giảm ham muốn tình dục: Bệnh trĩ gây đau đớn khiến cho người bệnh ngại gần gũi, va chạm làm giảm chất lượng quan hệ tình dục. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ cảm thấy mất tự tin, mặc cảm trước bạn tình. Từ đó có thể gây ảnh hưởng xấu tới hạnh phúc gia đình.
Ung thư trực tràng: Bệnh trĩ trong thời gian dài không được điều trị tận gốc có thể dẫn tới ung thư trực tràng với biểu hiện máu thâm đen và có mùi hôi. Đây là ảnh hưởng nặng nề mà trĩ gây ra cho người bệnh. Các tế bào ung thư sẽ phát triển chủ yếu ở những vùng bị tổn thương.
Cách vận động, tập thể dục để ngăn ngừa và điều trị trĩ
Bạn có thể phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ bằng các bài tập thể dục, vận động nhẹ nhàng: đứng nhón gót co hậu môn; co thắt hậu môn; tập vùng đan điền.
Đứng nhón gót co hậu môn: đan chéo hai chân, 2 tay chống eo rồi đứng dậy, đồng thời nhíu hậu môn, giữ tư thế này trong 5 giây rồi từ từ thả lỏng, làm như vậy khoảng từ 10 – 20 lần.
Co thắt hậu môn: Bạn có thể tập ở bất cứ nơi nào mà bạn muốn với mọi tư thế đứng, ngồi hoặc nằm. Cách tập như sau: thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung suy nghĩ vào vùng bụng dưới, hít từ từ, khép và ép chặt 2 mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong áp lên hàm trên. Đồng thời, bạn co thắt và thót hậu môn giống khi nhịn đi đại tiện. Bạn giữ tư thế như vậy trong khoảng vài giây rồi từ từ thả lỏng về trạng thái bình thường. Mỗi lần làm từ 20 – 30 lần, mỗi ngày tập 2 – 3 lần.
Tập vùng đan điền: nằm ngửa trên giường, duỗi thẳng 2 chân, khép vào nhau, để hai tay xuôi dọc theo thân người, mắt nhắm hờ, tập trung tinh thần vào vùng bụng dưới (đan điển). Sau đó hít từ từ, cùng lúc đó tiến hành thót hậu môm, siết chặt 2 bàn tay, căn chặt hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Mỗi lần làm như vậy trong khoảng từ 3 – 5 giây rồi thở ra từ từ, thả lỏng toàn thân về tư thế bình thường. Thực hiện khoảng 2 lần, mỗi lần 5 phút như vậy sẽ đem lại hiệu quả trông thấy.
Để có thêm thông tin chi tiết, bạn hãy liên lạc với phòng khám đa khoa Thái Hà theo số điện thoại 0365 115 116 hoặc trực tiếp tới địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được khám và điều trị.