Hiện tượng táo bón ở trẻ em không hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn tỏ ra lúng túng trong việc xử trí. Vậy hãy để các chuyên gia tiêu hóa của phòng khám đa khoa Thái Hà hướng dẫn các mẹ nhé!
(Táo bón ở trẻ em? Điều cần phải biết)
Triệu chứng trẻ bị táo bón
Đối với trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi
Trẻ bị táo bón khi đi cầu có phân trông cứng và giống như các viên bi tròn nhỏ (dân gian hay còn gọi là phân dê). Trẻ có thể khóc khi cố gắng rặn hay đi cầu ít lần hơn trước đó, nghĩa là trẻ đi cầu 1 lần/ 1 - 2 ngày so với thói quen trước đó là 3 - 4 lần/ ngày. Cần ghi nhớ ở lứa tuổi này, các cơ thành bụng còn yếu nên bé sẽ phải rặn khi đi cầu, làm cho mặt bé đỏ lên. Do đó nếu quan sát thấy bé đi phân mềm sau vài phút rặn thì không phải bị táo bón. Các mẹ cần lưu ý kỹ điều này nhé!
Trẻ nhỏ có thể uốn cong người, khép chặt mông và khóc. Khi đi phân sẽ thấy có dính máu. Lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ cứng của phân.
Riêng với trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi vừa gồng chân và và cong mông, uốn cong lưng, nhón gót, người luôn vặn vẹo không ngừng, bồn chồn, có thể ngồi chồm hổm, hoặc có những tư thế bất thường.
Đối với trẻ lớn hơn
Thì các mẹ nên chú ý thấy trẻ đi cầu khó khăn và số lần đi cầu cũng ít hơn mức bình thường. Ví dụ: bình thường bé đi cầu 1 - 2 lần mỗi ngày, nếu đến 2 ngày mà trẻ vẫn chưa đi thì khả năng cao trẻ đã bị táo bón.
Nhiều bé vì bị táo bón lâu ngày nên dần hình thành thói quen nhịn đi cầu do sợ đau. Điều này rất nguy hiểm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến táo bón cấp tính thành mãn tính.
Trẻ em lớn hơn nữa có thể trốn ở một góc hoặc một nơi nào khác trong khi thực hiện việc này.
Trẻ bị táo bón phải làm sao?
Trong trường hợp không nguy hiểm thì các mẹ có thể áp dụng một số cách chữa tại nhà như sau:
Cho dùng nước ép trái cây đặc biệt là nước ép mận, táo, lê.
Cho ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ như rau xanh, khoai lang, bông cải, đạu Hà Lan…
Trong một số trường hợp các mẹ phải cân nhắc tới việc ho trẻ ngừng sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa.
Mẹ làm thao tác xoa bóp giúp cho trẻ nhuận tràng hơn
Trẻ bị táo bón uống thuốc gì?
Tùy vào độ tuổi của trẻ và phải qua quá trình khám lâm sàng thì bác sĩ mới có thể kê đơn thuốc cho trẻ được.
Thông thường em bé sẽ được chỉ định dùng thuốc đặt hậu môn.
Trẻ em táo bón nên ăn gì?
Chế độ ăn cho trẻ mắc táo bón không khác mấy so với chế độ ăn của người lớn. Nó sẽ bao gồm: rau xanh, trái cây tươi hay các loại củ như khoai lang và đặc biệt cần uống nhiều nước.
Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý tới vấn đề chế biến sao cho phù hợp với lứa tuổi của các em.
Việc chữa táo bón cho trẻ em không khó. Tuy nhiên khi trẻ còn nhỏ mà mắc vấn đề về hệ tiêu hóa có thể ảnh hưởng về lâu dài. Vì vậy mà các chuyên gia tiêu hóa của chúng tôi khuyên bạn nên đề cao vấn đề phòng bệnh.