Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Cách chữa trị bệnh trĩ bằng lá vông nem (Mẹo)

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem là cách chữa bệnh trĩ mới nhưng lại được nhiều người đánh giá là mang lại hiệu quả cao và chi phí thấp.

Điểm trung bình: 8.5 / 10 ( 12 lượt đánh giá )

Cách chữa trị bệnh trĩ bằng lá vông nem

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh và căn bệnh này cũng là bệnh có nhiều phương pháp chữa theo dân gian. Gần đây, các thầy thuốc Đông y còn phát hiện ra cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem. Đây là cách chữa bệnh trĩ mới nhưng lại được nhiều người đánh giá là mang lại hiệu quả cao và chi phí thấp.

Cây vông nem là cây gì?

Cây vông nem còn có tên là Hải đồng bì hay Thích đồng bì, tên khoa học là Erythrina variegata Lank thuộc họ cây Cánh bướm. Cây vông nem là loại cây dễ trồng, cao 10 – 20 m, thân có gai ngắn. Lá gồm 3 chét, dài 20 – 30 cm, hoa có màu đỏ tươi, tụ họp thành chùm dài 1 – 3 hoa. Quả dài 15-30cm, đen, hơi hẹp lại ở giữa các hạt.

Cách chữa trị bệnh trĩ bằng lá vông nem

(Cách chữa trị bệnh trĩ bằng lá vông nem)

Trong dân gian, lá vông nem được dùng để chữa bệnh mất ngủ, các bệnh ngài da, kinh nguyệt không đều, phong thấp,…và bệnh trĩ.

Vì sao lá vông nem có thể chữa được bệnh trĩ?

Theo Đông y, lá vông nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, dễ ngủ, giảm nhiệt, hạ huyết áp, giảm co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, phòng trừ phong thấp. Ngoài ra, nó cũng có các chất giúp tiêu viêm, giảm sưng nên có thể giúp các búi trĩ tiêu dần. Có thể áp dụng phương pháp lá vông chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá vông (hơ nóng) vào hậu môn có thể làm co thắt hậu môn, làm co búi trĩ. Nếu búi trĩ nhỏ, mới mắc bệnh, có thể khỏi bệnh sau khi đắp vài tuần, vài tháng.

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem như thế nào?

Có 2 phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem cơ bản là dùng thuốc đắp ngoài hoặc kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong.

Trường hợp dùng thuốc đắp ngoài:

Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân không bị mắc các chứng khác, có sức khỏe tốt, màu sắc bút trĩ tươi nhuận, độ dài búi trĩ ra ngoài từ 1 – 2 cm. Khi chẩn mạch các bộ mạch bình thường.

Lá vông từ 7 – 9 lá (Không nên dùng lá non quá hoặc lá già quá, không dùng lá có bệnh như các lá có đốm trắng, các lá có phần bị khô …), dấm thanh từ 30 – 40 ml.

Cách dùng: Lá vông rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội , sau đó ngâm trong nước muối nhạt khoảng độ 3 phút, vớt ra để ráo nước, giã nhuyễn. Giấm thanh đun sôi để nguội. Sau đó cho lượng dấm thanh vừa phải vào lá vông nem đã giã nhuyễn sao cho không nên khô quá mà cũng không nên ướt quá.

Trước khi đắp thuốc bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn của mình. Sau đó dùng thuốc đắp vào búi trĩ, dùng băng gạc băng lại. Thời gian đắp từ 3 – 4 tiếng, ngày đắp 3 lần, đắp liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian đắp thuốc bệnh nhân cần nằm nghỉ tại chỗ, hạn chế việc đi lại.

Kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong:

Trường hợp cần điều trị kết hợp giữa uống thuốc bên trong và đắp thuốc bên ngoài đối với bệnh nhân có kèm theo các chứng bệnh khác như: mệt mỏi kéo dài, kém ăn, mất ngủ, độ dài của bút trĩ >2cm và cần chẩn mạch để có kết luận dùng những phương pháp cho phù hợp.

Đối với những trường hợp chỉ sử dụng thuốc đắp tỷ lệ khỏi bệnh trên 90%, một số ít phải điều trị đợt 2 mới cho kết quả triệt để. Còn với những trường hợp có sử dụng thêm thuốc uống trong tỷ lệ khỏi bệnh trên 75%, một số trường hợp bị bệnh đã lâu năm cần được điều trị thời gian có kéo dài hơn và kết hợp tốt với thuốc uống trong là không để bị táo kết và kết hợp điều trị các chứng bệnh khác.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia bệnh trĩ của phòng khám đa khoa Thái Hà về cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này xin liên lạc với chúng tôi theo số điện thoại 0365 115 116 để được hỗ trợ kịp thời.

Bác sĩ tư vấn