Bác sỹ phòng khám Thái Hà thân mến, cháu nhà em hơn 2 tuổi. Cháu hay gãi ở hậu môn, là buổi đêm thì gãi vô thức. Xin hỏi ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ như vậy là do cháu bị làm sao và cần xử lý như thế nào, thưa bác sỹ? Cảm ơn bác sỹ. (Bành Thị Hoài – Hà Nội)
(Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ)
Trả lời
Cảm ơn bạn Hoài đã gửi câu hỏi về phòng khám. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi về tình trạng ngứa hậu môn mà bé nhà bạn đang gặp phải như sau:
Khi trẻ gãi ở hậu môn, chứng tỏ tại đó có cảm giác ngứa. Cảm giác này xuất hiện ở hậu môn hoặc cả vùng da xung quanh, kèm theo nóng. Trẻ nhỏ là đối tượng có làn da rất nhạy cảm. Do đó, khi gặp những yếu tố bên ngoài tác động vào hoặc nguyên nhân bệnh lý, làn da của trẻ dễ bị kích ứng.
Nguyên nhân ngứa hậu môn ở trẻ em
Những nguyên nhân cơ bản sau dễ dẫn đến tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ:
Ngứa hậu môn ở trẻ em do vệ sinh hậu môn không sạch sẽ
Thói quen vệ sinh không sạch sẽ, gây ẩm ướt ở vùng hậu môn sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tại đây. Vùng hậu môn không sạch sẽ, ẩm ướt khiến vi khuẩn trú ngụ và gây viêm nhiễm dẫn đến tình trạng ngứa ngáy hậu môn. Ngoài ra, dùng bỉm nhiều, đóng kín cũng khiến hậu môn không được khô thoáng, nước tiểu tràn ngược lên gây ngứa. Khi đó trẻ sẽ khóc nhiều và tìm cách để tháo bỉm ra. Các mẹ nên chú ý nhé.
Ngứa hậu môn ở trẻ em do dị ứng đường tiêu hóa
Ở trẻ nhỏ, khi ăn những thức ăn lạ, đường ruột chưa làm quen được sẽ gây ra tiêu chảy. Hoặc do thay đổi nhiều loại sữa cũng khiến đường tiêu hóa bị dị ứng làm trẻ ngứa ở hậu môn. Tình trạng sẽ càng nghiêm trọng nếu phụ huynh không chú ý, không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ do trẻ bị giun kim
Giun kim là một loại ký sinh trùng sống trong đường ruột chúng ta. Trứng giun kim có khả năng tổn tại 2 – 3 tuần trên bề mặt chăn màn, quần áo, đồ chơi…nên trẻ nhỏ thường bị lây giun kim từ nhau. Khi bị nhiễm giun kim, trẻ có những biểu hiện sau: ngứa xung quanh hậu môn, hay khóc vì khó chịu, chán ăn, mất ngủ. Buổi đêm trẻ thường ngứa hơn vì giun cái bò ra khỏi hậu môn để đẻ trứng.
Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ do khô da hậu môn
Đây là kết quả khi vệ sinh hậu môn cho trẻ không đúng cách. Vì làn da mỏng manh nên khi vệ sinh cho trẻ, hãy dùng những loại dung dịch, sữa tắm nhẹ nhàng. Vì dùng xà bông hoặc khăn ướt để lau cho trẻ sau khi đi vệ sinh nên vùng da này dễ bị khô và gây ngứa ngáy
Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ do nứt hậu môn
Trẻ từ 6 đến 30 tháng tuổi cũng dễ nứt kẽ hậu môn gây đau và ngứa ở hậu môn. Nứt có thể là do táo bón, biểu hiện là đi ngoài đau, bé thường khóc và sợ đi ngoài, phân có thể dính chút máu, ngứa hoặc kích ứng quanh hậu môn. Nếu là trường hợp này thì bạn cần đưa trẻ đi khám gấp, chớ để bệnh nặng phải nhờ đến sự can thiệp của tiểu phẫu.
Bạn Hoài thân mến, rất có thể em bé nhà bạn có triệu chứng ngứa hậu môn là vì những nguyên do trên. Trong đó, khả năng bị giun kim là cao vì bé thường ngứa ngáy vào buổi đêm. Để xử trí trong trường hợp này, bạn nên đưa cháu đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa nhi để khám ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ. Bạn nên đưa bé đi khám vào buổi sáng. Trước khi đi, bạn dùng một miếng bông băng thấm quanh hậu môn của bé. Sau đó đưa miếng bông băng cho bác sỹ kiểm tra xem có giun kim hoặc trứng giun kim hay không. Nếu không phải thì bác sỹ sẽ thực hiện những xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân.
Nếu trẻ bị giun kim thì việc điều trị ngứa hậu môn không mấy khó khăn vì đây cũng là bệnh thường gặp ở trẻ em, bạn không nên lo lắng. Để tránh các bệnh làm ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ, phụ huynh nên giữ vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài nhà; rửa tay cho trẻ trước và sau khi ăn; không cho trẻ dùng tay cho vào mồm, là thói quen mút tay.
Trên đây là những nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ nhỏ bị ngứa hậu môn. Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ khá phổ biến nên các mẹ cần đặc biệt chú ý. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể gọi tới tổng đài của phòng khám đa khoa Thái Hà để được chuyên gia tư vấn.