Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

[Bệnh trĩ có tái phát sau phẫu thuật không?]

Điểm trung bình: 8.3 / 10 ( 18 lượt đánh giá )

Thưa bác sĩ, tôi bị trĩ ngoại độ 3, các búi trĩ bắt đầu thò ra ngoài gây ngứa ngáy, đau đớn khó chịu. Mỗi lần đi đại tiện tôi đều bị ám ảnh. Vì thế tôi đã đi thực hiện cắt búi trĩ bằng phương pháp sóng cao tần HCPT. Đến nay tôi đại tiện bình thường, mọi phiền toái do bệnh gây ra cũng không còn. Nhưng tôi rất sợ bệnh trĩ tái phát. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh trĩ có tái phát không? Làm thế nào để bệnh trĩ không tái phát? Cảm ơn bác sĩ!

V.T, Hải Dương

Bệnh trĩ có tái phát không

Chào V.T, câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc của nhiều người bệnh đã điều trị trĩ. Bệnh trĩ là bệnh hậu môn – trực tràng phổ biến, do giãn tĩnh mạch hậu môn mà búi trĩ bị sa xuống. Bệnh gây khó chịu cho người bệnh, gây đau đớn mỗi lần đi đại tiện, nghiêm trọng hơn thì “đứng ngồi không yên”, mất máu,…

Bệnh trĩ có tái phát không?

Bạn đã cắt búi trĩ bằng phương pháp sóng cao tần HCPT thì khả năng tái phát đã được giảm đến mức tối thiểu. Đây chỉ là tiểu phẫu nhỏ diễn ra trong 15-20 phút, được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại, với nhiều ưu điểm như: xâm lấn tối thiểu, không đau, không biến chứng, an toàn tuyệt đối lại chóng phục hồi…

Tuy nhiên, bệnh trĩ rất dễ tái phát nếu bạn không thực hiện nghiêm túc những lời dặn của bác sĩ. Vì tĩnh mạch hậu môn đã bị giãn, khó trở về trạng thái như cũ, nếu vẫn giữ những thói quen xấu như: ngồi lâu một chỗ, không ăn rau, stress kéo dài, làm việc quá sức… thì bệnh dễ dàng tái phát trở lại.

Làm gì để bệnh trĩ không tái phát?

Muốn ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát, bạn cần thực hiện nghiêm túc lời dặn của bác sĩ, cũng như ngăn chặn những thói quen xấu có thể dẫn đến bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống khoa học

Bệnh trĩ là bệnh liên quan đến tiêu hóa, nên muốn ngăn ngừa tái phát phải thay đổi chế độ ăn cho khoa học, hợp lý. Cụ thể như sau:

Chế độ ăn: Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, nhuận tràng, làm mát cơ thể như: rau xanh, hoa quả, khoai lang,… Hạn chế đồ ăn cay nóng như: gừng, ớt, tiêu, mì tôm, đồ hộp…

Chế độ uống: Tăng cường uống nước để tiêu hóa dễ dàng hơn, làm mềm phân, tránh táo bón. Mỗi ngày uống ít 1,5 – 2 lít nước, tùy mức độ vận động, lao động trong ngày, uống làm nhiều lần, mỗi lần uống từng ngụm nhỏ. Nên uống một cốc nước trước khi ngủ và sau khi thức dậy để mọi hoạt động của cơ thể dễ dàng hơn, đặc biệt là hoạt động tiêu hóa.

Lưu ý: Hạn chế đồ uống có gas, có cồn, nhiều đường: nước ngọt, bia, cà phê, rượu…

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Không ngồi quá lâu một chỗ: Khi ngồi, mọi trọng lượng cơ thể gây áp lực lên vùng hông, chậu. Nếu ngồi quá lâu 1 chỗ, máu dồn xuống vùng hông, chậu, khó lưu thông gây phình mạch, lâu dần làm giãn tĩnh mạch hậu môn, gây ra bệnh trĩ.

Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, tăng cường lưu thông máu.

Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước muối ấm, lau khô trước khi mặc quần áo

Tập thói quen đi đại tiện trong một khung giờ định, không đọc sách báo, nghịch điện thoại khi đi đại tiện.

Về cơ bản, cắt búi trĩ bằng phương pháp sóng cao tần HCPT đã giảm thiểu tối đa khả năng tái phát bệnh trĩ nhưng bạn vẫn cần thực hiện những cách phòng tránh bệnh trĩ tái phát ở trên. Ngoài ra, nếu bạn thực hiện cắt trĩ tại địa chỉ khám bệnh trĩ kém chất lượng thì cũng làm tăng nguy cơ tái phát, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Vì vậy nếu bạn ở Hà Nội hoặc các khu vực lân cận có thể tham khảo phòng khám trĩ - phòng khám đa khoa Thái Hà. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, áp dụng phương pháp điều trị hiện đại chắc chắn sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh trĩ triệt để.

Như vậy với trường hợp của bạn, bệnh trĩ có tái phát không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Với những lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Thái Hà hy vọng bạn sẽ chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Bác sĩ tư vấn