Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Tư thế ngồi vệ sinh ĐÚNG khi bị bệnh trĩ

Theo các nghiên cứu gần đây, tư thế khi đi vệ sinh được đánh giá là an toàn cho sức khỏe lại không phải là ngồi bệt mà là ngồi xổm.

Điểm trung bình: 8.3 / 10 ( 32 lượt đánh giá )

Người bị bệnh trĩ cần đặc biệt quan tâm tới tư thế ngồi vệ sinh đúng để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bệnh trĩ gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn ở vùng hậu môn cho người bệnh, làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống.

Có nhiều nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh trĩ. Trong đó có nguyên nhân là táo bói lâu ngày, tư thế ngồi vệ sinh và thói quan vệ sinh không đúng cách. Do đó, khi mắc bệnh trĩ, cần lập tức điều chỉnh ngay thói quen này để bệnh không diễn biến nặng hơn.

Tư thế ngồi vệ sinh đúng khi bị bệnh trĩ

(Tư thế ngồi vệ sinh đúng khi bị bệnh trĩ)

 

Tư thế tốt khi đi vệ sinh

Theo các nghiên cứu gần đây, tư thế khi đi vệ sinh được đánh giá là an toàn cho sức khỏe lại không phải là ngồi bệt mà là ngồi xổm. Ở các nước phát triển, bệ vệ sinh ngồi xổm được sử dụng rộng rãi. Khi ngồi xổm, trực tràng hoạt động ở vị trí thẳng do độ uốn hông càng lớn. Do đó, đi ngoài dễ dàng hơn.

Tư thế vệ sinh thông thường có tốt không?

Bệ xí bệt đang được sử dụng nhiều. Tư thế vệ sinh thông thường hiện nay của người Việt Nam là ngồi bệt. Cách ngồi này thuận tiện hơn cho chúng ta, thư giãn và không mỏi gối. Tuy nhiên, ngồi bệt dễ dẫn đến táo bón và mắc trĩ. Nếu bạn có chế độ ăn uống không khoa học (ít chất xơ, ít nước), thì khả năng này còn cao hơn rất nhiều.

Tư thế ngồi bệt khi đi vệ sinh còn không tốt do làm tăng nguy cơ lây nhiễm trùng. Vì sao? Vì nếu thiết bị không được đánh rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ có điều kiện lây từ người này sang người khác khi dùng chung nhà vệ sinh.

Tư thế ngồi vệ sinh đúng khi bị bệnh trĩ

Với những người đang mắc bệnh trĩ, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng nên ngồi xổm khi đi vệ sinh. Tư thế này giúp người bệnh ngồi tự nhiên, không phải gắng sức nhiều, giúp điều trị trĩ tốt hơn.

Dù mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại thì tư thế ngồi xổm vẫn là tốt. Nếu bạn sử dụng hố xí bệt thì giải pháp dành cho bạn là:

Kê một chiếc ghế dưới chân khi ngồi

Ngồi nghiêng về phía trước một góc 45 độ.

Hai cách này sẽ mô phỏng tư thế giống khi ngồi xổm. Khi bạn đặt chân lên một vật cao khoảng 20cm, đồng thời gập người về phía trước khi ngồi vệ sinh thì hệ tiêu hóa sẽ có một lực đẩy tự nhiên giúp cơ thể không phải gắng sức. Nhờ đó, người bệnh rút ngắn được thời gian đi vệ sinh.

Người mắc bệnh trĩ thường đau tại vùng hậu môn, khó đại tiện, do đó việc đi vệ sinh trở thành nỗi lo của họ. Nhiều người vì vậy mà ngại đi vệ sinh, dẫn đến táo bón, bệnh càng ngày càng nặng hơn. Với tư thế vệ sinh này, bệnh nhân sẽ dễ đại tiện hơn, tránh ngồi lâu, rặn quá sức, tránh tạo áp lực ở phần bụng dưới và hậu môn. Đây là bí quyết giúp hỗ trợ bệnh nhân trị bệnh trĩ hiệu quả hơn.

Cùng với việc áp dụng tư thế ngồi vệ sinh đúng cho người mắc bệnh trĩ, bệnh nhân nên đồng thời áp dụng cả chế độ ăn uống khoa học. Tuyệt đối tránh sử dụng các chất kích thích, tăng cường ăn nhiều rau củ quả và bổ sung nước liên tục cho cơ thể. Bạn không nên ngồi quá lâu với một tư thế hoặc ngồi xuống đứng lên nhiều lần.

Khi có những biểu hiện của bệnh trĩ và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều bởi căn bệnh này, bạn hãy nhanh chóng tới thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Bác sỹ sẽ thực hiện các xét nghiệm, nội soi để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, vị trí búi trĩ và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân vẫn nên tiếp tục duy trì những thói quen trên. Đây cũng là phương pháp phòng tránh bệnh trĩ nếu bạn đang quan tâm về các bệnh hậu môn trực tràng.

Trên đây là lời khuyên của các chuyên gia về tư thế ngồi vệ sinh đúng khi bị bệnh trĩ. Các bạn có thể nhấp chuột vào khung tư vấn bên dưới để được các chuyên gia giải đáp bất cứ thắc mắc nào. Phòng khám Thái Hà chuyên điều trị các bệnh hậu môn trực tràng, bệnh nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội. Địa chỉ phòng khám: 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội.

Bác sĩ tư vấn